Home » Chế độ ăn cho trẻ tiểu học
Today: 2024-04-18 11:47:05

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Chế độ ăn cho trẻ tiểu học

(Ngày đăng: 31/05/2022)
           
Chế độ ăn cho trẻ tiểu học, chế độ ăn khoa học, dinh dưỡng phù hợp quá trình tăng trưởng, độ tuổi phát triển của trẻ, bữa ăn kết hợp rau xanh, ăn uống ký cương, đủ cử, đúng giờ, hạn chế đau bệnh ở trẻ

Chế độ ăn cho trẻ tiểu học, một chế độ ăn dinh dưỡng đúng cách sẽ tạo nền tảng vững chắc về thể chất và trí tuệ cho trẻ trong những năm học đầu tiên, đồng thời tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Chế độ ăn cho trẻ tiểu học► Quá trình tăng trưởng cho trẻ lứa tuổi tiểu học:

Phát triển về thể chất ở trẻ:

+ Trẻ phát triển thể lực tương đối đều, hài hòa, cả về chiều cao (tăng trung bình từ 4-5cm/ năm) và cân nặng (tăng trung bình khoảng 2kg/ năm). 

+ Hệ tuần hoàn chưa hoàn thiện, thể hiện ở nhịp tim nhanh (85 - 90 lần/ phút), mạch máu mở rộng, áp huyết động mạch thấp, dễ làm trẻ chóng mệt và dễ xúc động.

Phát triển về não bộ ở trẻ:

+ Hệ thần kinh củatrẻ lứa tuổi tiểu học phát triển mạnh, não bộ phát triển cả về trọng lượng và dần hoàn thiện về chức năng.

+ Hình thành phản xạ có điều kiện diễn ra nhanh và nhiều, do đó trẻ hay hứng thú với trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, làm các bài toán mẹo. Tuy nhiên, khả năng ức chế của hệ thần kinh vẫn còn yếu.

► Bệnh lý thường gặp ở trẻ tiểu học:

+ Bệnh béo phì: Thừa cân béo phì là nguyên nhân làm gia tăng bệnh lý mạn tính nguy hiểm như tim mạch, tăng huyết áp. Trong đó hệ xương khớp là một trong những căn bệnh chịu tác hại nghiêm trọng của tình trạng này.

+ Bệnh còi xương: Trẻ em bị còi xương thường do chế độ dinh dưỡng thiếu canxi hoặc phốt pho. Những trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp cũng dễ còi xương.

+ Suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ không được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm. Trẻ suy dinh dưỡng thường do các nguyên nhân như chế độ ăn uống không đủ chất, biếng ăn.

► Phần ăn phù hợp với trẻ tiểu học:

+ Trẻ cần được cung cấp chất dinh dưỡng một cách thường xuyên, ngay cả khi trẻ không cảm thấy đói.

+ Trẻ tiểu học cần được ăn đủ 3 bữa chính và 2 - 3 bữa bổ sung trong ngày. Khẩu phần này sẽ đảm bảo cho việc trẻ có đủ năng lượng để tăng trưởng, học tập và hoạt động hàng ngày.

+ Nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ tiểu học được tính dựa trên cân nặng của trẻ, khoảng 70 kcal/ kg cân nặng.

► Cung cấp chất cho chế độ ăn hợp lý và khoa học cho trẻ tiểu học:

Cung cấp chất đạm

+ Chất đạm (protein) đóng vai trò rất quan trọng, là thành phần cấu tạo nên tế bào cũng như thành phần của các hormone, các enzym, tham gia sản xuất kháng thể.

+ Protein cũng tham gia vào hoạt động chuyển hóa, vận chuyển các chất dinh dưỡng qua thành ruột vào máu, từ máu đến các mô của cơ thể và qua màng tế bào.

Cung cấp chất bột đường

+ Trong khẩu phần ăn của trẻ tiểu học có đến 50 – 60% chất bột đường. Thỉnh thoảng nên đổi món bằng cách thêm ngô, khoai, sắn, các loại đậu vào thực đơn cho trẻ. 

+ Ngoài ra, chất bột đường còn có mặt trong một số loại thực phẩm chứa calo rỗng không tốt cho sự phát triển của trẻ. Nên hạn chế tối đa lượng thực phẩm chứa calo rỗng trong thực đơn của trẻ tiểu học.

Cung cấp vitamin và khoáng chất:

Nhu cầu nhóm chất dinh dưỡng vi lượng của trẻ tiểu học thường ít, tính bằng miligam.

+ Có đủ loại vitamin và khoáng chất trong đa dạng các loại rau củ quả, chẳng hạn như nhóm quả màu cam (cà rốt, khoai lang) giàu vitamin A, C; nhóm rau màu xanh lá (súp lơ xanh, cải xoăn, rau chân vịt).

Chế độ ăn cho trẻ tiểu học:

+ Cho trẻ ăn no và nhiều vào bữa sáng, tránh ăn quà vặt ở đường phố, hoặc một số trẻ ăn quá ít, nhịn sáng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí hạ đường huyết trong giờ học.

+ Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định.

+ Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

+ Ăn đúng bữa, không ăn vặt, không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn.

+ Không nên nấu thức ăn quá mặn, tập thói quen ăn nhạt.

+ Tập thói quen uống nước kể cả khi không khát, mỗi ngày cung cấp 1 lít nước cho cơ thể.

Bài viết được tổng hợp bởi chuyên gia dinh dưỡng tại trung tâm SGV - Chế độ ăn cho trẻ tiểu học

Bạn có thể quan tâm