Home » Xã hội Nhật Bản thời kỳ Minh Trị
Today: 2024-04-27 05:39:55

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Xã hội Nhật Bản thời kỳ Minh Trị

(Ngày đăng: 16/07/2020)
           
Xã hội Nhật Bản thời kỳ Minh Trị khi ấy được chính phủ thiết lập hệ thống cấp bậc quý tộc cho những người có công với Nhật hoàng được chia làm năm cấp là công tước, hầu tước, bá tước, tử tước và nam tước.

Xã hội Nhật Bản thời kỳ Minh Trị đã thiết lập hệ thống quý tộc và được chia làm 5 cấp: Công tước, hầu tước, bá tước và nam tước.

Hệ thống quý tộc bao gồm quý tộc cũ trong triều, cựu Daimyo, Samurai và những người đã có đóng góp giá trị cho Nhật hoàng.

SGV, Xã hội Nhật Bản thời kỳ Minh Trị.Năm 1890, Nhật Bản đã lại bước theo con đường chủ nghĩa đế quốc, công nghiệp hóa đất nước và đem quân đi xâm chiếm những nước yếu hơn mình như Đài Loan, Triều Tiên và Trung Quốc.

Việc công nghiệp hóa đã kéo theo nhiều thay đổi trong xã hội thời kỳ Minh Trị.

Với sự thi hành chính sách giảm phát để thúc đẩy các xí nghiệp công nghiệp, giá nông phẩm hạ xuống làm cho đời sống của nông dân trở nên khó khăn, họ không đủ sức trả địa tô và phải đi vay nặng lãi. Nhiều nông dân phá sản và phải bán rẻ đất đai cho những kẻ cho vay nặng lãi.

Nông dân mất hết đất đai và rơi xuống hàng tá điền, phải canh tác thuê cho địa chủ hoặc phải bắt đầu đi lao động thuê ở các hãng xưởng, điều kiện làm việc rất cực khổ.

Và từ đây xã hội Nhật Bản đã hình thành nên một giai cấp mới, đó là giai cấp công nhân.

Công nhân được trả lương rất thấp chỉ đủ tiền cơm gạo, trong khi thời gian làm việc rất dài, nơi ở chỉ là một buồng ngủ chật chôi, vệ sinh kém vì phải chứa tới 10 người, mỗi người chỉ có diện tích đủ để trải một chiếc chiếu ngủ.

Việc bị bóc lột công nhân nặng nề này đã làm điều kiện dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trong thời kỳ Minh Trị.

Nhưng năm 1900, Chính phủ của vua Minh Trị đã ban bố Dạo luật trị an để đàn áp cuộc bạo loạn, hạn chế việc người lao động kết hợp thành công đoàn và đình công.

Năm 1911, công nhân thành phố Tokyo thành công trong cuộc bãi công đòi tăng lương, nhưng người lãnh đạo của họ là Katayama Sen bị bắt giữ.

Bài viết xã hội Nhật Bản thời kỳ Minh Trị được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Nhật SGV.

Bạn có thể quan tâm